Popular Posts

Powered By Blogger
Thông tin liên hệ : Email : diep.tma@gmail.com Địa chỉ : Hà Nội SDT : 0977.866.299. Được tạo bởi Blogger.

Blogger templates

2. Có thể thay đổi kích thước : 3. Thêm các thông tin về tour du lịch : 4. Thay đổi khoảng thời gian giữa hai bức ảnh :

Blogger news

Tìm kiếm Blog này

BÍ MẬT CỦA NHỮNG CON SỐ

Số 3:
     Ở nhiều nơi trên thế giới, số 3 được coi là con số tượng trưng cho sự tốt lành. Người Ai Cập cổ đại cho nó đại biểu cho cha, mẹ và con. Người Hy Lạp cổ coi nó là con số hoàn mỹ, có tính chất thần thánh, tượng trưng cho " bắt đầu, thời kỹ giữa và kết thúc". Văn hóa phương Tây cho rằng thế giới là do 2 yếu tố hợp thành: động vật, thực vật và khoáng vật. Thân thể con người gồm 3 bộ phận: Xác thịt, tâm linh, tinh thần. Cơ độc giáo cho rằng 3 đạo đức tốt đẹp là trung thành, hy vọng và nhân ái. Phật giáo cũng cho rằng con số 3 là quý giá, đại biểu cho tam ài: thiên, địa, nhân. Tam tài hợp nhất tạo thành thế giới,
     Tuy nhiên đối với một số dân tộc, con số 3 cũng là con số kiêng kỵ. Ví dụ, ở một số dân tộc Châu Phi coi số 3 và 7 là con số của vu thuật cần phải kiêng kỵ; ở phương Tây, khi bạn đánh diêm hoặc đánh bật lửa châm thuốc cho ai đó, bạn chỉ được châm đến người thứ 2, nếu bạn tiếp tục châm cho người thứ 3 thỳ học sợ tái xanh tái mét, thậm chí họ sẽ từ chối một cách lịch sự
     Nhưng có lẽ, trong tình yêu. Con số 3 có lẽ là 1 con số THẢM HỌA
Số 4
     Do Trung văn số 4 gần đồng âm với chữ"tử" (chết) nên một số nước ở phương Đông như Nhật, Triều Tiên đều coi số 4 là con số dữ và ghét nó chẳng khác gì người phương Tây ghét con số 13 vậy.
    Ở Hàn Quốc con số 4 hầu như đều vắng mặt trong sinh hoạt của con người. Khách sạn, quán rượu, các công trình kiên trúc đều không có Phòng 4, Tầng 4, Cửa sổ 4. Đặc biệt là ở bệnh viện thỳ tuyệt đối không bao giờ nhắc đến số 4 cả.
     Ngay khi uống rượu hay uống trà người ta cũng không uống 4 chén. Nếu người nào tửu lượng khá, đã uống đến chén thứ 4 rồi thỳ phải uống thêm chén nữa. Trong quân đội, không bao giờ có đội thứ 4. Vì vậy Hàn Quốc không có Tiểu đội 4, Trung đội 4, Đại đội 4.
Người Nhật cũng rất ngạy cảm với con số 4. Bệnh viện ở Nhật cũng không có tầng 4, phòng 4. kHi đi thăm bệnh nhân không được nhắc đến nó. Tàu bè, máy bay, chỗ ngồi cũng không có con số 4.
     Nhưng ở Thái Lan, con số 4 lại được ưa chuộng. Người Thái Lan cho rằng vũ trụ hình vuông 4 góc, nhân loại rải ra ở 4 nơi. Trong triều đình thời cổ có 4 đại thần, nơi ngủ của quốc vuông có 4 người hầu. Quốc vương có nhiều thê thiếp nhưng chính thất chỉ có 4 người và 4 hoàng tử do họ đẻ ra mới có quyền kế vị ngôi báu. Khi quốc vương tiếp khách nước ngoài trên xe bao giờ cũng có 4 cái lọng che nắng.
    Người Ả Rập coi 4 bông hoa hồng là "hoa sinh mệnh" dùng nó để biểu thị cho sự trường thọ.         Người da đỏ ở châu Mỹ cũng có cảm tình với con số 4. Khi cúng thần họ chọn 4 trinh nữ mặc đẹp, đeo 4 mũi tên, đi 4 vòng quanh lễ đài. Người da đỏ ở Colombia, khi phụ nữ đẻ xong, phải ở trong lầu 4 ngày, nếu khi hậu cho phép, thì có thể ở lại 8 ngày, 12 ngày để dưỡng sức, nhưng số ngày phải là bội số của con số 4.
SỐ 7
      Trong các con số, chưa có số nào lại gắn bó với cuộc sống con người như số 7. Và cung không có con số nào lại thần bí, kỳ dị và được người ta sùng bái cũng như sợ hãi như con số 7. Con người có 7 khiếu ( 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, một miệng) một tuần có 7 ngày, cầu vồng có 7 sắc. Trong thế giới cổ đại có 7 công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong âm nhạc có 7 nốt nhạc. Trong thần thoại và truyền thuyết có 7 vị tiên, có 7 chú lùn
      Con số 7 gắn liền với phong tục tập quán của nhiều dân tộc, Trong thần chú của người Babilon thường xuyên xuất hiện con số 7. Người Ba Tư cố coi số 7 là con số tốt lành. Trong mâm cỗ đón mừng năm mới bao giờ cũng có 7 món ăn. Khi cô gái đi lấy chồng phòng đón cô dâu bao giờ cũng bày 7 vật dụng và 7 món ăn mà cô dâu thích. Trong văn hóa Hy Lạp cổ có 7 vị hiền triết. Trong kiến trúc của Ai Cập cổ thường xuất hiện con số 7, tượng trưng cho thiên thể. Một số nước phương Tây sùng bái 7 đức: thận trọng, kiên nghị, kiềm chế, công bằng tin tưởng, hy vọng và yêu thương; họ chống lại 7 tội lỗi: ngạo mạn, nóng nảy, đố kỵ, sắc dục, tham lam, ăn tục, lười biếng. Trung       Quốc, cho trên trời có thất tinh, thất số, trong dân gian có bảy người hiền thời nhà Chu, Trúc lâm thất hiền, truong thơ ca có thất ngôn, tứ tuyệt, thất luật; trong truyền thuyết có Ngưu Lang - Chức Nữ có chuyện mỗi năm 7 đêm vào tháng thứ 7 mới được gặp nhau.
     Đạo Cơ đốc cho rằng Thượng đế trong 7 ngày sáng tạo ra vạn vật, do đó một tuần có 7 ngày, và thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ. Đạo DO THái cho rằng cú 7 ngày có 1 ngày nghỉ, đó là ngày thứ 7. Đạo Islam cho rằng thiên đàng có 7 tầng, tầng thứ 7 là nơi vinh quang nhất có thánh A-la ngự trị. Khiến trúc của đạo Islam cũng hay dùng con số 7. Một quần thể tháp thường là 7 cái, thần giáo đường có 7 bậc. Phật giáo có tuyền thuêts nói Thích Ca mu ni 7 ngày đốn ngộ tu thành chính quả. Chùa Phật thường có 7 ngôi nhà, Kinh Phật cho rằng vạn vật là do 7 vật thể cấu thành: địa, thủy, hỏa, phong, không gian, tri thức, gốc rễ, con người có 7 tai nạn. Theo tập quán của nhà Phật, con người sau khi chết phải cúng 7x7 = 49 ngày.
     
Vì sao con số  7 lại thần bí như vậy? Có nhiều lý giải khác nhau. Có thuyết cho rằng con số 7 không phải là bội số của bất cứ số nào, nó chỉ chia được cho 1 và bản thân nó, do đó nó tượng trưng cho sự thuần khiết. Có thuyết lại cho 7 = 4+3, mà 4 và 3 là con số thần thánh của Hy Lạp, nó phù hợp với định luật Pi-ta-go. Có thuyết cho rằng việc ăn mặc của nhiều dân tốc cổ đại đều liên quan đến 7 sao như mặt trời, mặt trăng, kim tinh, hỏa tinh, mộc tinh, thủy tinh, thổ tinh. Thuyết cuối cùng xem ra có cơ sở hoa học hơn vì các tinh tú trên trời đều có ảnh hưởng đến thời tiết, mùa mạng, tính tình con người. Bảy ngày trong một tuần tiêu biểu cho 7 hành tinh trên. Ví dụ đạo Do Thái và Cơ đốc giáo ở Pháp gọi là ngày thứ hai là mặt trăng; thứ 3 là hỏa tinh; thứ 4 thủy tinh, thứ 5 mộc tinh, thứ 6 kim tinh, thứ 7 là ngày nghỉ, chủ nhật là chúa nhật. Người Anh gọi thứ 7 là thổ tinh, chủ nhật là thái dương. Người Nhật ngày nay lấy "nguyệt, hỏa, thủy, mộc, kim, thổ, nhật" để đặt tên cho các ngày trong tuần